04/04/2019
Thực hiện Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Để triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động được Quốc hội khoá XIII thông qua (ngày 25/6/2015), căn cứ quy định của Luật này, căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị định số 44/2016/CĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm định viên theo Luật An toàn vệ sinh lao động cho các Đăng kiểm viên kiểm tra thiết bị xếp dỡ và bình chịu áp lực của các Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước.
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng đã cử các Đăng kiểm viên đủ điều kiện tham gia khóa tập huấn do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức trong 02 đợt: đợt 1 vào ngày 15, 16/5/2018 tại Nha Trang; đợt 2 vào ngày 24, 25/5/2018 tại Hà Nội.
Lớp tập huấn đã được cập nhật nhiều nội dung mới liên quan đến kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực giao thông vận tải như:
- Quyết định số 2836/QĐ-BGTVT ngày 5/10/2017 của Bộ GTVT quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2017.
- Thông tư số 36/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ GTVT quy định về huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2017.
- Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06/5/2011 quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển (Mã số: QCVN 67: 2017/BGTVT), ban hành kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BGTVT ngày 26/9/2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2018.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ (Mã số: QCVN 22:2010/BGTVT), ban hành theo Thông tư số 26/2010/TT-BGTVT ngày 09/9/2010 có h iêu lực từ ngày 09/3/2011.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống nâng xếp xe ô tô (Mã số: QCVN 88:2015/BGTVT), ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 có hiệu lực từ ngày 01/3/2016.
Theo Nghị định số 44/2016/CĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ có quy định: Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho:
- Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.
- Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động lắp đặt, sử dụng trên các công trình trên biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển.
- Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ có yêu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, tàu cá).
Theo Quyết định số 2836/QĐ-BGTVT ngày 5/10/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2017 thì Cục Đăng kiểm Việt Nam được:
- Kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt, sử dụng trên các loại phương tiện giao thông vận tải và các công trình trên biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển; các phương tiện, thiết bị xếp dỡ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên dùng trong cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, tàu cá).
Sau khi kết thúc khóa học, các học viên sẽ được kiểm tra đánh giá, nếu kết quả đạt yêu cầu sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ hoàn thành khóa tập huấn và được tiến hành kiểm định cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động lắp đặt, sử dụng trên các phương tiện giao thông vận tải.
Do vậy, căn cứ theo các quy định tại các Văn bản trên; các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt, sử dụng trên các loại phương tiện giao thông vận tải như cần cẩu, gầu nâng, xi téc … sẽ phải thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật tại các đơn vị đăng kiểm.